Dù sử dụng máy tính thường xuyên, nhưng liệu bạn có nắm rõ cấu trúc bên trong chiếc máy tính của mình? Và bạn biết gì đến những thông tin cơ bản về ổ SSD ? Thực tế, những kiến thức đơn giản và cơ bản này đáng để bạn tìm hiểu. Tại sao ư ? Khi thay và mua ổ SSD mới, bạn sẽ không chọn nhầm ổ SSD. Nếu gặp sự cố với máy tính, bạn sẽ biết mình cần phục hồi dữ liệu máy chủ thông qua bộ phận nào. Lúc nguy cấp, một vài hiểu biết thông thường lại là những kinh nghiệm sống còn để cứu dữ liệu máy chủ của bạn đấy. Thật hữu ích phải không. Những thông tin cơ bản về ổ SSD sẽ được tiết lộ ngay dưới đây.
Khái niệm ổ SSD là gì ?
Để bắt đầu, hãy cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về ổ SSD – một bộ phận quan trọng trong máy tính qua cái tên của nó nhé.
Ổ SSD chính là tên gọi tắt của cụm từ Solid State Drive. Trong tiếng Việt, nó được gọi là ổ lưu trữ bán dẫn, hoặc một cái tên thông dụng hơn – ổ cứng thể rắn. Đến đây, hẳn bạn đã có liên tưởng rồi phải không. Chính xác. Ổ SSD có tính năng hệt như một thiết bị USB và ổ cứng máy tính HDD. SSD là ổ nhớ có công dụng lưu trữ thông tin và dữ liệu trên máy tính. Tuy vậy, so với USB, ổ SSD có kích cỡ lớn hơn và có phần tinh vi hơn. Và so với ổ cứng HDD thông thường, nguyên lí làm việc của SSD lại có đôi phần khác biệt.
Cấu tạo ổ SSD có gì đặc biệt
Ổ cứng thể rắn bao gồm các vi mạch và con chip ghi nhớ được thiết kế đầy tinh vi. Hầu hết các con chip nhớ này không làm thay đổi dữ liệu – trong chuyên ngành, chúng mang Flash NAND non-volatile memory. Các nhà khoa học máy tính đã không ngừng nâng cấp và cải tiến những chip này. Và tới thời điểm hiện nay, chip nhớ của ổ SSD gồm hai loại chính. Loại thứ nhất thường được sử dụng bởi các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp là NAND SLC(Single Level Cell). Và NAND MLC(Multi Level Cell) là loại chip có giá thành rẻ hơn thích hợp với các cá nhân. Các chip này nằm trong SSD và tùy thuộc vào kích cỡ của ổ mà được phân bố nhiều hay ít.
Nguyên lí hoạt động của ổ SSD
Như đã biết về cấu tạo ổ lưu trữ bán dẫn, SSD sử dụng những chip flash và RAM để đọc và ghi nhớ dữ liệu. Những bộ phận này hoạt động một cách bài bản và nhịp nhàng. Nhờ đó, ổ SSD có nhiều khác biệt so với ổ cứng thông thường HDD. Trước hết, nó không tạo ra âm thanh hay tiếng ồn phiền toái. Và tiếp theo đặc tính này cũng kéo theo những ảnh hưởng đến tốc độ truy xuất thông tin và dữ liệu, hoặc hiệu suất làm việc của máy tính. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn để nắm rõ sự khác biệt này.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ổ SDD – một cách hết sức cô đọng, súc tích và khách quan. Tuy vậy, vẫn có nhiều dấu hỏi đặt ra xoay quanh những ưu – nhược điểm của nó so với ổ HDD thông thường. Và đến nay, những cuộc tranh luận ấy vẫn chưa có hồi kết. Và nếu một ngày bạn cần mua ổ lưu trữ dữ liệu, chính bạn sẽ là người quyết định. Lúc đó, những hiểu biết về SSD hay HDD này sẽ giúp ích cho bạn đấy.